Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Vũ Hầu – Wikipedia tiếng Việt

Vũ Hầu (chữ Hán giản thể: 武侯区, Hán Việt: Vũ Hầu khu ) là một quận tại trung tâm thành phố Thành Đô, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Đây là một trong khu vực 5 quận trong thành của Thành Đô. Do trong quận này có Vũ Hầu đường nên quận có tên là Vũ Hầu. Quận này có các đơn vị hành chính gồm 14 nhai đạo, quận lỵ đóng tại nhai đạo Tương Tẩy. Các nhai đạo gồm" Tương Tẩy, Vong Gia Lộ, Ngọc Lâm, Khiêu Tản Tháp, Hoả Xa Nam, Song Nam, Tấn Dương, Hồng Bài Lâu, Ky Đầu Kiều, Kim Hoa Kiều, Thốc Cẩm, Thốc Kiều, Hoa Hưng, Phương Thải Nhai, Tiếu Gia Hà, Thạch Dương Trường, Quế Khê.
Các bài đăng gần đây

Lương Khánh – Wikipedia tiếng Việt

Lương Khánh (chữ Hán giản thể:良庆区, bính âm: Liángqìng Qū, Hán Việt: Lương Khánh khu ) là một quận tại thành phố Nam Ninh, khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quận này có diện tích 1369 km2, dân số năm 2004 là 208.000 người. Quận này được chia thành các đơn vị hành chính gồm 5 trấn: Lương Khánh, Na Mã, Na Trần, Đại Đường, Nam Hiểu.

Thông vỏ trắng Bắc Mỹ – Wikipedia tiếng Việt

Thông vỏ trắng Bắc Mỹ (danh pháp hai phần: Pinus albicaulis ) là một loài thực vật trong họ Pinaceae, sinh sống trong khu vực miền núi ở miền tây Hoa Kỳ và Canada, đặc biệt là khu vực cận kề núi cao ở Sierra Nevada, dãy núi Cascade, dãy núi Duyên hải Thái Bình Dương, miền bắc dãy núi Rocky (bao gồm cả Hệ sinh thái Đại Yellowstone). Thông vỏ trắng thông thường là loài thông của các cao độ cao nhất trong các dãy núi này, tạo ra đường giới hạn cây thân gỗ. Vì thế, chúng thường được tìm thấy như là cây rừng thấp , các cây bị lùn đi và mọc gần sát với mặt đất. Trong các điều kiện thích hợp hơn, cây có thể cao tới 20 m, mặc dù một số cây có thể cao tới 27 m. Thông vỏ trắng là thành viên của nhóm thông trắng, chi Pinus phân chi Strobus , nhánh Strobus và tương tự như các thành viên của nhóm này, các lá kim của nó mọc thành chùm 5 lá, với bao vỏ sớm rụng. Đây là đặc trưng phân biệt thông vỏ trắng với các họ hàng từ loài thông Lodgepole, với 2 lá kim mỗi bó và thông Ponderosa hay thông Jeffr

Karl Landsteiner – Wikipedia tiếng Việt

Karl Landsteiner 225px Sinh ( 1868-06-14 ) 14 tháng 6, 1868 Baden bei Wien, Đế quốc Áo-Hung Mất 26 tháng 6, 1943 (1943-06-26) (75 tuổi) New York City, New York, Mỹ Quốc tịch Áo, Hà Lan, Mỹ Tôn giáo Công giáo La Mã [1] Ngành Dược phẩm, virus học Nơi công tác Đại học Vienna Viện nghiên cứu Y học Rockefeller Alma mater Đại học Vienna Nổi tiếng vì Phát triển hệ thống phân loại nhóm máu mới, khám phá yếu tố Rh, khám phá poliovirus Giải thưởng Karl Landsteiner ForMemRS [2] (14 tháng 6 năm 1868 — 26 tháng 6 năm 1943) là một thầy thuốc, nhà sinh học người Áo. [3] Ông được chú ý vào năm 1902 khi trình bày một hệ thống mới cho việc phân loại nhóm máu từ những phát hiện của ông về sự hiện diện của những ngưng kết tố trong máu, và vào năm 1930 ông đã nhận giải Nobel trong lĩnh vực Sinh Lý và Y học. Cùng với Alexander S. Wiener ông đã tìm ra yếu tố rhesus vào năm 1937. Ông nhận giải thưởng Lasker năm 1946. Karl Landsteiner sinh ra ở Baden, gần Wien, vào ngày 14 tháng 6 năm 1868. Bố của ông, Leo

Am286 – Wikipedia tiếng Việt

Bộ xử lý Am286. Chỗ cắm IC bên phải có thể cắm thêm bộ đồng xử lý 80287 AMD bắt đầu kinh doanh x86 như là một nguồn sản xuất thứ hai cho cách thiết kế chip của Intel. IBM yêu cầu các đối tác phải có một nguồn sản xuất thứ hai, và Intel đã có giấy phép của các công ty khác để chắc chắn giữ hợp đồng với IBM PC. Am286 là kết quả của cuộc giao kèo. Về cơ bản như 80286, Am286 có thiết kế rất giống cách thiết kế của Intel về mọi mặt, chân cắm và thủ tục tương thích, dựa trên microcode của Intel. Sau này AMD bán chip này như là CPU nhúng. Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Am286

Đỉnh Glacier – Wikipedia tiếng Việt

Đỉnh Glacier Peak nhìn từ đông nam Đỉnh Glacier (tiếng Anh: Glacier Peak ; phương ngữ người thổ dân Sauk Lushootseed là Tda-ko-buh-ba hay Takobia [2] ) là một trong năm núi lửa chính trong vành đai núi lửa Cascade ở phía bắc tiểu bang Washington, Hoa Kỳ, đỉnh núi này nằm ở phía nam sông Fraser. Đây là đỉnh núi biệt lập và tương đối khó đến. Ngược với tên của nó là Đỉnh Băng Hà, bề mặt phủ băng của nó không có nhiều lắm. Từ các trung tâm dân cư chính khó nhìn thấy đỉnh núi này, nó cũng kém hấp dẫn nổi bật và tỏ ra nguy hiểm nên ít có xu hướng ít được chú đến. Dù vậy, kể từ cuối thời kỳ băng hà, đỉnh núi lửa này đã nhiều lần phun trào lớn và dữ dội, ít nhất là 6 đợt, trong đó đợt phun trào gần đây nhất là khoảng 200-300 năm trước. Đỉnh núi băng tuyết này từ lâu đã được thổ dân châu Mỹ đưa vào ngôn ngữ và truyền thuyết của họ và lập tức đã gây chú ý của những đoàn thám hiểm châu Âu và Mỹ trong thế kỷ 18 và 19. Trong thập niên 1790, núi Baker, núi Rainier và núi St. Helens đã được ghi

Bún – Wikipedia tiếng Việt

Trong ẩm thực Việt Nam, bún là loại thực phẩm dạng sợi tròn, trắng mềm, được làm từ tinh bột gạo tẻ, tạo sợi qua khuôn và được luộc chín trong nước sôi. Là một nguyên liệu, thành phần chủ yếu để chế biến nhiều món ăn mà tên món ăn thường có chữ bún ở đầu (như bún cá, bún mọc, bún chả, bún thang, v.v.), bún là một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất trong cả nước, chỉ xếp sau các món ăn dạng cơm, phở. Từ bún là một từ Hán Việt cổ, bắt nguồn từ cách phát âm trong tiếng Hán trung cổ sơ kỳ của một từ tiếng Hán được viết bằng chữ Hán là “粉”. [1] E. G. Pulleyblank phục nguyên cách phát âm trong tiếng Hán trung cổ sơ kỳ của từ “粉” là punˀ . Chữ Hán “粉” có âm Hán Việt tiêu chuẩn hiện đại là phấn , âm này bắt nguồn từ cách phát âm trong tiếng Hán trung cổ hậu kỳ của từ “粉”. Pulleyblank phục nguyên cách phát âm trong tiếng Hán trung cổ hậu kỳ của từ “粉” là fjyn´ (do punˀ biến đổi thành, về sau fjyn´ biến đổi thành fun´ ) và fun´ (do fjyn´ biến đổi thành). Theo Pulleyblank âm Hán Việt