Chuyển đến nội dung chính

Karl Landsteiner – Wikipedia tiếng Việt


Karl Landsteiner

225px
Sinh
(1868-06-14)14 tháng 6, 1868
Baden bei Wien, Đế quốc Áo-Hung
Mất
26 tháng 6, 1943(1943-06-26) (75 tuổi)
New York City, New York, Mỹ
Quốc tịch
Áo, Hà Lan, Mỹ
Tôn giáo
Công giáo La Mã[1]
Ngành
Dược phẩm, virus học
Nơi công tác
Đại học Vienna
Viện nghiên cứu Y học Rockefeller
Alma mater
Đại học Vienna
Nổi tiếng vì
Phát triển hệ thống phân loại nhóm máu mới, khám phá yếu tố Rh, khám phá poliovirus
Giải thưởng

Karl Landsteiner ForMemRS[2] (14 tháng 6 năm 1868 — 26 tháng 6 năm 1943) là một thầy thuốc, nhà sinh học người Áo.[3] Ông được chú ý vào năm 1902 khi trình bày một hệ thống mới cho việc phân loại nhóm máu từ những phát hiện của ông về sự hiện diện của những ngưng kết tố trong máu, và vào năm 1930 ông đã nhận giải Nobel trong lĩnh vực Sinh Lý và Y học. Cùng với Alexander S. Wiener ông đã tìm ra yếu tố rhesus vào năm 1937. Ông nhận giải thưởng Lasker năm 1946.





Karl Landsteiner sinh ra ở Baden, gần Wien, vào ngày 14 tháng 6 năm 1868. Bố của ông, Leopold Landsteiner, một tiến sĩ luật, là một ký giả và chủ bút nổi tiếng, đã mất khi Karl chỉ mới 6 tuổi. Karl được mẹ nuôi dưỡng, Fanny Hess, người mà ông tôn thờ đến mức đã treo tấm mạng che trên mặt thi hài của bà trên tường mãi cho đến khi ông chết. Sau khi rời trường phổ thông, Landsteiner theo học y khoa tại Đại học Áo, tốt nghiệp năm 1891. Ngay khi còn là sinh viên ông đã bắt đầu các nghiên cứu hóa sinh và vào năm 1891 ông công bố luận văn về tác động của chế độ ăn lên thành phần của máu (blood ash). Để gia tăng thêm nữa hiểu biết về hóa học ông sử dụng 5 năm tiếp theo để nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm của Arthur Rudolf Hantzsch ở Zürich, Hermann Emil Fischer ở Würzburg và Eugen Bamberger ở München.[4]

Trở lại Wien, Landsteiner tổng hợp các nghiên cứu của mình tại Bệnh viện đa khoa Wien. Năm 1896 ông trở thành phụ tá cho Max von Gruber ở Hygiene Institute tại Wien. Mặc dù trong thời gian này ông bị thu hút bởi cơ chế của hệ thống miễn dịch và bản chất của kháng thể. Từ năm 1898 đến 1908 ông giữ vai trò của một phụ tá ở Học viện Giải phẫu bệnh ở Wien, người đứng đầu ở đó là giáo sư Anton Weichselbaum, người đã khám phá ra nguyên nhân vi khuẩn của bệnh viêm màng não và cùng với Albert Fraenkel đã phát hiện ra phế cầu khuẩn.[5] Tại đây Landsteiner tiếp tục công việc về sinh lý bệnh hơn là giải phẫu bệnh. Về điều này ông đã được khích lệ bởi Weichselbaum, bất chấp sự chỉ trích của những người khác trong viện. Năm 1908 Weichselbaum nghi ngờ về sự bổ nhiệm ông như là trợ lý giải phẫu tại Wilhelminaspital ở Wienn, nơi ông ta tại vị cho đến năm 1919. Năm 1911 ông trở thành Giáo sư Giải phẫu bệnh ở Đại học Wien với một mức lương không tương xứng.

Từ năm 1919 đến 1939 Landsteiner làm việc tại Đại học Rockefeller ở New York và trở thành công dân Mỹ năm 1929.




Mãi đến năm 1919, sau hai mươi năm làm việc trong ngành giải phẫu bệnh, Landsteiner cùng với các cộng sự mới công bố nhiều báo cáo về những phát hiện của ông về giải phẫu bệnh và miễn dịch. Ông tìm ra những sự thật mới về yếu tố miễn dịch của bệnh giang mai, bổ sung vào những hiểu biết của phản ứng Wassermann, và khám phá ra yếu tố miễn dịch mà ông đặt tên là hapten (nó sau đó trở nên rõ ràng rằng là chất hoạt động trong chất chiết ra từ cơ quan bình thường sử dụng nơi phản ứng xảy ra, tóm lại, hapten). Ông tạo ra những đóng góp cơ bản vào hiểu biết của chúng ta về huyết cầu tố niệu kịch phát.[6]


Tượng Karl Landsteiner tại Quy Hòa, Quy Nhơn, Bình Định.

Ông cũng chỉ ra rằng nguyên nhân của bệnh bại liệt có thể truyền cho khỉ bằng cách tiêm cho chúng chất được chuẩn bị từ việc nghiền tủy sống của đứa trẻ vừa chết do bại liệt, và do ở Wien thiếu khỉ cho những nghiên cứu xa hơn, ông đến Viện Pasteur ở Paris, nơi khỉ sẵn có.[7] Công việc của ông ở đây, cùng với những nghiên cứu độc lập của Flexner và Lewis, đã đưa đến những hiểu biết nền tảng của chúng ta về nguyên nhân miễn dịch của bệnh bại liệt.[8]

Vì sự nghiên cứu bệnh bại liệt, ông được quyết định đưa vào Polio Hall of Fame ở Warm Springs, Georgia sau khi mất vào tháng 1 năm 1958.







Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Amphoe Si Mueang Mai – Wikipedia tiếng Việt

Si Mueang Mai (tiếng Thái: ศรีเมืองใหม่ ) là một huyện ( Amphoe ) ở đông bắc của tỉnh Ubon Ratchathani, Isan, Thái Lan northeastern Thái Lan. Huyện này giáp các huyện sau (từ phía đông nam theo chiều kim đồng hồ) Khong Chiam, Phibun Mangsahan, Tan Sum, Trakan Phuet Phon và Pho Sai. Về phía đông qua sông Mê Kông là Salavan của Lào. Huyện này được chia thành 11 phó huyện ( tambon ), các phó huyện này lại được chia ra 118 làng ( muban ). Si Mueang Mai là thị trấn ( thesaban tambon ) duy nhất của huyện, nằm trên một phần địa giới của tambon Na Kham. STT Tên Tên Thái Số làng Dân số 1. Na Kham นาคำ 15 12.449 2. Kaeng Kok แก้งกอก 7 4.499 3. Ueat Yai เอือดใหญ่ 8 3.712 4. Warin วาริน 11 5.475 5. Lat Khwai ลาดควาย 8 4.581 6. Song Yang สงยาง 14 6.106 7. Ta Bai ตะบ่าย 12 4.175 8. Kham Lai คำไหล 18 9.426 9. Nam Thaeng หนามแท่ง 11 7.274 10. Na Loen นาเลิน 7 3.409 11. Don Yai ดอนใหญ่ 7 4.337

Chi Dó trầm – Wikipedia tiếng Việt

Dó trầm hay dó bầu , trầm dó , trầm hương tên gọi chung cho một chi thực vật thuộc họ Trầm gồm 15 loài. [1] sống ở châu Á trong các khu vực rừng mưa của Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaysia, bắc Ấn Độ, Philippines, Borneo và New Guinea. Cây cao 6–20 m, lá dài 5–11 cm và rộng 2–4 cm. Hoa màu xanh vàng, quả gỗ dài 2,5–3 cm. Cây trầm hương có thân cây to, lá dài, gỗ màu vàng nhạt, có thớ đen. Đây là cây tạo ra trầm hương và kỳ nam sử dụng làm nước hoa và nhang, dược phẩm có giá trị cao. Gỗ trầm được sử dụng làm các đồ dùng gia dụng. Cây dó trầm hiện cũng đang được trồng để khai thác tại một số quốc gia như Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam có 3 loài trầm gồm A. crassna , A. banaensae và A. baillonii , phân bố rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, mưa mùa, ẩm nguyên sinh thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, đặc biệt từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, đến Tây Nguyên, An Gia

Núi Jefferson (Oregon) – Wikipedia tiếng Việt

Núi Jefferson là một núi lửa dạng tầng không hoạt động ở vành đai núi lửa Cascade, dãy núi Cascade và là ngọn núi cao thứ nhì ở Oregon. Ngọn núi này nằm ở gốc viễn tây bắc của quận Linn, cách Corvallis 96 km về phía đông, Jefferson nằm ở trong một khu vực hoang dã và có địa hình lởm chởm và là ngọn núi lửa khó đến nhất trong dãy Cascade. Nhiều người coi hình thù lởm chởm và nhiều băng tuyết của ngọn núi này là hình ảnh đẹp ăn ảnh. Ngọn núi này thường được chọn làm phông nền cho các quảng cáo xe ô tô và rượu ở Mỹ. Đến nay, người ta ta vẫn chưa khẳng định dứt khoát liệu ngọn núi lửa này đang ngủ yên hay dừng hẳn luôn.